Mẹ có biết: trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, là “giai đoạn vàng” để trẻ tập trung phát triển cả về trí não và thể chất. Để có thể phát triển một cách toàn diện nhất, trẻ cần được cung cấp một lượng lớn calo và các vi chất như sắt, canxi…mỗi ngày thông qua nguồn thực phẩm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về chế độ dinh dưỡng giúp trẻ từ 1 – 3 tuổi tăng cân đều đặn mỗi tháng, các mẹ cùng tham khảo nhé!
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng là gì?
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là trong một bữa ăn của trẻ có chứa nhiều loại thực phẩm khác nhau với nguồn dưỡng chất dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Mẹ có thể luân phiên các loại thực phẩm trong các bữa ăn để kích thích vị giác của bé hơn cũng như để bé khám phá được nhiều hương vị mới lạ và khám phá sở thích ăn uống của bé.
Tuy nhiên, việc duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng mỗi ngày không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy, các mẹ cần lên thực đơn kỹ càng và có sự chuẩn bị trước các mẹ nhé!
2. Trong chế độ dinh dưỡng cân bằng bao gồm những loại thực phẩm nào?
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, bên cạnh yếu tố đáp ứng đủ nguồn calo và vi chất thiết yếu như sắt, canxi, kẽm…, mẹ nên đa dạng các loại thực phẩm. Ví dụ để bổ sung protein (chất đạm), mẹ không nên chỉ cho bé ăn mỗi thịt sẽ khiến bé bị chán và sợ. Mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng các loại thực phẩm giàu đạm khác như cháo đậu xanh, chè từ các loại hạt, đậu, ngũ cốc,…
Tương tự như vậy, nếu bé sợ món trứng rán, trứng luộc,… Mẹ có thể chế biến thành món bánh để kích thích vị giác của con hơn.
Tuy nhiên, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của con, mẹ cần đảm bảo có đủ các nhóm chất sau:
- Tinh bột (carbohydrate): Các loại thực phẩm giàu tinh bột cho bé bao gồm: cơm, ngũ cốc, mỳ ống, bột mỳ, các loại khoai và chuối.
- Rau củ và trái cây: có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, rất tốt cho sự phát triển trong 3 năm đầu đời của bé. Mẹ nên đảm bảo có đủ cả rau và trái cây trong mỗi bữa ăn hàng ngày của bé. Vì nhiều bé sẽ “kén ăn” rau củ hơn nên mẹ có thể xay nhuyễn nấu cùng cháo, súp hoặc cắt ghép thành những hình ngộ nghĩnh để bé ăn được nhiều hơn.
- Thực phẩm giàu sắt: trẻ trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi cần 1 lượng sắt lớn để đáp ứng đủ cho quá trình phát triển mạnh mẽ của trí não và thể chất trong những năm đầu đời. Đặc biệt việc bổ sung sắt cho trẻ em ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển cân nặng của bé trong giai đoạn này. Bởi thực tế theo Viện dinh dưỡng nghiên cứu nhiều trẻ em thiếu sắt dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi mà bố mẹ thường chủ quan không hề biết nguyên nhân này.
- Những loại thực phẩm giàu sắt tốt cho bé như: các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn), cá, trứng, các loại hạt đậu, ngũ cốc,… hoặc các sản phẩm bổ sung sắt cho trẻ em.
- Sản phẩm từ sữa: sữa là nguồn cung cấp canxi vô cùng dồi dào, rất tốt cho sự phát triển xương khớp của bé. Những loại thực phẩm giàu canxi mà mẹ nên bổ sung cho bé hàng ngày như: sữa, sữa chua, phô mát,…
3. Trẻ dưới 3 tuổi không nên ăn loại thực phẩm nào?
Kẹo và socola: Trong kẹo và socola chứa hàm lượng đường lớn, nếu cho bé dưới 3 tuổi ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân. Thậm chí đường có thể gây hỏng răng của bé. Mặc dù là một món ăn khoái khẩu nhưng mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều kẹo và socola nhé!
Thức ăn chứa nhiều muối: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ không nên ăn quá 2g muối/ ngày. Mẹ có thể hạn chế lượng muối bằng cách không nêm muối vào thức ăn của bé, hạn chế cho bé ăn đồ đóng hộp, đồ ăn sẵn, khoai tây chiên,…
Hạt lạc (đậu phộng): Nếu bé nhà bạn có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, nhạy cảm với thực phẩm,..thì mẹ nên cẩn trọng trước khi cho bé ăn loại thực phẩm này vì nó có thể gây dị ứng, khó thở.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bố mẹ đã biết được thế nào là chế độ dinh dưỡng cân bằng cùng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng giúp cho trẻ tăng cân đều đặn mỗi tháng.