Thiếu máu thiếu sắt là một tình trạng bệnh lý phổ biến trên thế giới, trong đó có nguyên nhân dẫn đến việc thiếu máu từ chế độ ăn. Những thực phẩm giàu sắt cho người thiếu máu sẽ được liệt kê trong bài viết dưới đây. Bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn hàng ngày
THỰC PHẨM GIÀU SẮT CHO NGƯỜI THIẾU MÁU
Thịt đỏ
Trong thịt đỏ rất giàu loại sắt và rất nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra thịt đỏ còn rất giàu protein, các vitamin C, vitamin B12, acid folic, giúp cơ thể hấp thụ được sắt tốt hơn mà không lo bị đào thải.
Thịt đỏ gồm các loại thịt bò, thịt cừu, thịt heo và thịt bê, thịt trâu. Bạn có thể bổ sung thịt đỏ hàng ngày mà không lo cơ thể không hấp thụ được.

Thịt đỏ là loại thực phẩm già sắt cho người thiếu máu. Mỗi ngày nên ăn từ 200-300g thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, các loại gan…
Gan
Gan là một nguồn thực phẩm bổ sung sắt vô cùng dồi dào cho cơ thể mà ít người ngờ đến. Trong 100g gan lợn có chứa 21,3g protein, 25mg sắt, 8.700mcg vitamin A ngoài ra còn có vitamin B, D, axid folic, nicotilic và lượng đạm vô cùng lớn. Do đó, gan lợn là món ăn rất bổ dưỡng..
Bạn nên chọn các loại gan chứa hàm lượng dưỡng chất tốt nhất như là gan gà, ngỗng, lợn hoặc bò. Tuy nhiên ăn nhiều nội tạng động vật không hề tốt, cho nên chỉ nên ăn từ 1-2 bữa/tuần.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng trắng rất giàu protein và canxi cung cấp cho cơ thể, thì lòng đỏ trứng lại là nguồn thực phẩm bổ sung sắt, vitamin và các khoáng chất cần thiết. Theo như thống kê, trong 100g lòng đỏ trứng thì chứa trung bình khoảng 2,7mg sắt.
Một tuần nên bổ sung từ 3-4 quả trứng cho cơ thể.
Các loại hải sản
Các loại hải sản biển (cua biển, tôm, cá thu, trai, hàu, cá mòi, cá cơm…) là nguồn thực phẩm bổ sung sắt vô cùng có lợi đối với cơ thể. Việc ăn cá tối thiểu 2 lần/tuần để cung cấp đầy đủ sắt và dưỡng chất cho cơ thể.
Đậu hũ
Đậu phụ (hay đậu hũ) là thực phẩm bổ sung chứa hàm lượng sắt dồi dào rất phù hợp cho những người thích ăn món chay hoặc chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên lượng đậu phụ cũng nên ăn vừa đủ, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 200-250g đậu phụ sẽ đảm bảo sức khỏe cho cơ thể.
Các loại rau củ quả
- Củ cải đường được biết đến là loại thực phẩm bổ sung sắt có hiệu quả cao trong việc chống lại quá trình thiếu máu. Loại rau này có chứa hàm lượng sắt khá cao trong các loại thực vật (100g củ cải đường chứa khoảng 4% lượng sắt cơ thể cần hàng ngày).
- Khoai tây: Khoai tây là loại thực phẩm quen thuộc xuất hiện phổ biến trong các bữa ăn ngày nay. Nhiều người nghĩ rằng khoai tây chỉ giàu tinh bột chứ không chứa sắt. Nhưng thực tế cứ 100g khoai tây lại có khoảng 0,8mg sắt, do đó đây cũng là loại thực phẩm bổ sung sắt bạn nên sử dụng hàng ngày.
- Bông cải xanh: Không chỉ là loại thực phẩm bổ sung sắt với 100g bông cải chứa khoảng 0,78mg sắt. Bông cải xanh còn chứa nhiều vitamin K, folate và các dưỡng chất quan trọng trong sự phát triển của cơ thể. Ngoài ra hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
- Cà chua: Tương tự như bông cải xanh, cà chua rất giàu vitamin K, vitamin C, vitamin E các khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị mắc bệnh. Cứ 100g cà chua chứa đến 1,1mg sắt cho cơ thể, là nguồn thực phẩm bổ sung sắt cần thiết khác mà bạn nên bổ sung mỗi ngày.

Các loại rau có màu xanh thẫm có chứa hàm lượng sắt cao
NGĂN NGỪA THIẾU MÁU THIẾU SẮT BẰNG CÁCH UỐNG BỔ SUNG SẮT
Những đối tượng nào cần bổ sung sắt để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt?
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Hàng tháng phụ nữ sẽ mất đi một lượng máu vào chu kỳ kinh nguyệt. Việc có thể thiếu sắt có thể khiến cho kinh nguyệt không đều hoặc ít, chất lượng máu kinh không đỏ. Thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai của phụ nữ trong độ tuổi này
- Trẻ em độ tuổi phát triển: Ở độ tuổi này, nhu cầu về vitaimin và các khoáng chất cao.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: đây là nhóm đối tượng nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao nhất. Phụ nữ mang thai cần 27mg sắt/ngày và lượng sắt này không thể đáp ứng đủ qua chế độ ăn.
- Những người có bệnh lý về đường tiêu hóa như hay bị chảy máu đường tiêu hóa, bị nhiễm giun sán, trĩ ….. Nguyên nhân thiếu sắt một phần là do lượng máu bị thất thoát ra bên ngoài, một phần là do đường tiêu hóa hấp thu sắt kém hơn.
Nên uống sắt trong bao lâu?
Lượng sắt cần bổ sung tùy vào nhu cầu từng người và nên tham khảo ý kiến chuyên gia về lượng sắt bổ sung.
Với những trường hợp đang có dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt như hay chóng mặt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, dễ nhiễm bệnh thì bạn có thể bổ sung sắt 3 tháng/ 1 lần hàng năm. Việc bổ sung sắt có thể sẽ có nhiều tác dụng phụ nên bạn cần lựa chọn loại sắt ít tác dụng phụ. Uống sắt cùng nước cam hoặc vitamin C sẽ giúp cho cơ thể hấp thu tốt hơn và hạn chế những tác dụng phụ do sắt gây ra.
Bạn có thể tham khảo sử dụng dòng sắt SiderAL mới của tập đoàn NutraPharma (Italia), dòng sắt với nhiều cải tiến mang lại những hiệu quả vượt trội hơn so với dòng sắt thông thường
- Công nghệ Sắt Sucrosomial với Nhân Sắt (III) Pyrophosphat được bao bọc bởi một lớp bao bọc bởi một lớp Phospholipid kép và màng bao bọc Sucrester bên ngoài giúp hạn chế tiếp xúc giữa sắt với niêm mạc dạ dày. Công nghê Sắt Sucrosomial giúp hạn chế những tác dụng phụ như táo bón, phân đen, buồn nôn, khó hấp thu…
- Thành phần viên uống SiderAL Forte với sự kết hợp giữa Sắt và vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu sắt SiderAL Forte có khả năng hấp thu tương đương sắt tiêm.
- Sử dụng tiện lợi nhất hiện nay, có thể uống bất cứ vào thời điểm nào trong ngày, không gây tương tác với thức ăn và thuốc.
Để tìm hiểu thêm những dấu hiệu thiếu máu, thiếu sắt và bổ sung sắt như thế nào cho đúng cách bạn có thể gọi cho chúng tôi qua hotline 1800 6146 (miễn cước) hoặc qua Fanpage chính thức để được các chuyên gia tư vấn miễn phí
SiderAL Folic – Sắt cho người thiếu máu
Tìm hiểu thêm về Sắt Sucrosomial TẠI ĐÂY